DANH NHÂN HUYỆN ĐÔNG HƯNG

 

1. ĐÀO VŨ THƯỜNG

Tiến sỹ Đào Vũ Thường quê làng An Lũ, tổng Hà Nội, huyện Thanh Quan, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Đồng Lan, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng). Ông thi  đỗ Hương Cống (cử nhân) năm 19 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông không tiếp tục học để đi thi hội mà ra dạy học vừa dạy vừa học. Năm Bính Dần, Cảnh Hưng năm thứ 7 (1746) đời vua Lê Hiển Tông, ông đi thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, năm đó ông đã 42 tuổi. Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm Hiến sát sứ; một thời gian sau, ông trở lại nghề dạy học làm Huấn đạo Nghệ An.

2. BÙI SỸ TIÊM

Đình Nguyên Hoàng Giáp Bùi Sỹ Tiêm sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Ngọ (1690) tại làng Hào, xã Kinh Lũ, Tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, nay là thôn Kinh Hào, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, thuở nhỏ ông nổi tiếng thần đồng, tướng mạo khôi ngô, tư chất đình ngộ. Năm 26 tuổi (1715) năm Ất Mùi Bùi Sỹ Tiêm thi đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp.

Khi còn làm quan, Bùi Sỹ Tiêm là một ông quan ngay thẳng, có tinh thần yêu n­ước thương dân, một sự cảm thông sâu sắc với đời sống cùng khổ của nhân dân, một chí sĩ và là một nhà tư tưởng lớn đó là 5 bài ký của khoa thi Đình và bài khải 10 điều và có những đề nghị cải cách mạnh dạn về vấn đề cấp thiết của quốc gia vào những năm nửa đầu thế kỷ XVIII.

3. NGUYỄN THÀNH.

Thái Học sinh Nguyễn Thành còn có tên là Bố Giảng tiên sinh, dân gian gọi ông là Phán Lác, quê ở Làng Lác (An Lạc), huyện Thần Khê, phủ Tân Hưng (nay là thôn An Lạc, xã Mê Linh, huyện Đông Hưng). Ông thi đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh Nguyên năm thứ nhất (1400) đời Hồ Quý Ly, cùng thi đỗ một khoa với Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn,…

Lê Lợi đánh bại quân Minh khôi phục nền độc lập. Sau khi lên ngôi, vua cho vời ông ra tu sửa lại Quốc Tử Giám, giao cho ông vừa dạy làm Tế tửu Quốc tử giám, vừa là Thái tử tân khách (dạy dỗ các con vua). Năm 1433, Lê Lợi qua đời, ông được giao viết bài điếu văn Thái Tổ cao hoàng đế - được coi là một áng văn chương hay, có tiếng để đời. Với tác phẩm này, ông được xếp vào hàng ngũ các tác gia văn học cổ điển,

 Năm Ất Mão, Thiệu Bình năm thứ 2(1435) đời vua Lê Thái Tông, học trò trường Quốc tử giám là Lê Tử Dục không chịu học, chơi bời lêu lổng lại ăn trộm của cải của bạn… bị chém. Ông tự thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm, xin cáo quan về mở trường dạy học tại Kim Bôi (cùng huyện). Đời vua Lê Nhân Tông (1442-1459) cho vời ông ra làm quan, ông cũng xin cáo từ.

4.  PHẠM HƯNG VĂN.

Tiến sỹ Phạm Hưng Văn quê làng Động Hối, huyện Thanh Lan, phủ Tân Hưng (nay là thôn Đồng Lang, xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng). Ông thi Đỗ Hoàng giáp khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 6 (1475) đời vua Lê Thánh Tông; khoa thi này là Đệ Nhất giáp cập đệ chỉ có một người, sau đến đệ Nhị giáp là ông. Sau khi thi đỗ, ông được bổ nhiệm vào Hàn lâm, thăng dần đến Đô ngự sử.

Năm Đinh Tỵ (1497), được cử dẫn đầu đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Mình (Trung Quốc). Khi trở về, ông cùng đi với hai đoàn sứ bộ nhà Minh, một đoàn sang viếng tang vua Lê Thánh Tông, một đoàn sang phong vương cho vua Lê Hiếu Tông. Phạm Văn Hưng cùng trao đổi xướng họa thơ văn với các nhân sĩ, trí thức Trung Quốc, được họ hết lời khen ngợi. Đi sứ về ông bị bệnh qua đời, chuyện ông bị chết sau khi đi sứ về có nhiều lời đồn đại, có người cho rằng “ông bị hại”, thực hư chưa rõ, nhưng ông được vua Lê Hiến Tông truy phong Thượng thư Bộ hình, được làm phúc thần của làng.

5. NGUYỄN HÁN ĐÌNH.

Hoàng Giáp Nguyễn Hán Đình quê xã Cổ Quán, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Liên Minh, xã Minh Tân, huyện Đông Hưng). Ông đỗ Hoàng giáp khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức năm thứ 15 (1484) đời vua Lê Thánh Tông. Thi đỗ, ông được bổ giữ chức Hàn lâm Thừa chỉ rồi chuyển sang làm Tham nghị, rồi thăng Tham chính Hải Dương, sau chuyển về Bộ hình. Vua Lê Hiến Tông thăng ông lên chức thượng thư Bộ hình.  Năm 1504, vua Lê Hiến Tông  mất. vua Lê Túc Tông lên ngôi, Nguyễn Hán Đình được cử sang sứ nhà Minh lần thứ hai. Túc Tông ở ngôi một thời gian thì qua đời. Uy mục đế lên ngôi. Thấy Uy Mục đế bất tài, thiếu đức, Nguyễn Hán Đình xin cáo quan về mở trường dạy học ở quê nhà.

6.  PHẠM HUY QUANG

Phạm Huy Quang còn có tên là Phạm Huy Ôn, dân gian quen gọi theo chức vụ “Quan Ngự Sử”, “Cụ Ngự Sử”. Ông quê làng Phù Lưu (tục gọi là làng Tàu), nay là thôn Phù Lưu, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng. Phạm Huy Quang tham gia hoạt động chống Pháp từ ngày còn học ở trường Nam Định. Năm 1869, ông thi đỗ cử nhân, được cử giữ chức Hàn lâm cung phụng làm việc ở Viện Đô sát. Năm 1874, làm hàn lâm điền bạ, sau chuyển đi giữ chức Ngự sử Kinh Bắc, cũng là lúc thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, ông đã cùng quan nhân thành Bắc Ninh chống Pháp. Triều đình nghị hòa, ông bị gọi về Kinh để quản giám Thái Miếu, nhân sự kiện này, ông dâng sớ xin về quê dạy học. Pháp đánh chiếm lần thứ hai (1883), vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương (1885), Phạm Huy Quang trở thành thủ lĩnh chống Pháp tiêu biểu ở Thái Bình – một Phó soái của Đại nghĩa đoàn.

            7. NỮ TƯỚNG CẨM HOA.

 Nữ t­ướng Cẩm Hoa, tự là Cẩm N­ương, mẹ là ngư­ời Lộ Xá Trang, bố họ Nguyễn ở làng Th­ượng Phán (nay là xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ).

Mùa Xuân năm 40, nghe tin hai Bà Trư­ng phất cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát. Cẩm Nư­ơng cùng 30 quân sỹ làm lễ bái yết, từ hạ dân trang lên đư­ờng ứng nghĩa, chỉ trong thời gian ngắn bà cùng các t­ướng sỹ hai Bà Trư­ng đánh đông, dẹp bắc, thu phục lại nước Nam.

Mùa Xuân năm 43 nhà Hán cử Mã Viện cất quân sang đánh chiếm lại nư­ớc ta, thế giặc mạnh, nghĩa quân phải rút lui để bảo toàn lực lư­ợng. Song đối với cánh quân của bà bị địch đuổi phá gấp không còn thời gian để phục hồi lực l­ượng đành vừa đánh vừa rút. Biết không thể thoát khỏi vòng vây của địch bà ngẩng lên trời than rằng” Ta sống vì nư­ớc, chết cũng vì nư­ớc, cái chết ấy cũng như­ sống” đoạn nhẩy xuống sông tự vẫn theo g­ương hai Bà Tr­ưng để giữ trọn khí tiết.

8. LƯƠNG QUY CHÍNH.

Cử nhân Lương Quý Chính, dân gian thường gọi là cụ Thượng Hưng, quê xã Phú Khê, tổng Phú Khê, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng (nay là thôn Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng). Ông thi đỗ cử nhân khoa Canh Tuất Tự Đức năm thứ 3 (1850). Lương Quý chính là người đã chỉ đạo đào sông Sa Lung giúp cho việc tưới và tiêu nước của phủ Tiên Hưng, xưa dân gian còn gọi con sông này là “sông Thượng Hưng” (Hưng là tên làng của cụ).

9. NGUYỄN BÁ DƯƠNG

Tiến sỹ Nguyễn Bá Dương còn có các tên Nguyễn Bá Tử, Nguyễn Bá Tích quê làng Nguyễn, tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, nay là xã Nguyên Xá. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo, thuở nhỏ ông phải đi ở cho một thầy đồ trong làng, trong lúc thầy giảng ông tranh thủ học lỏm, rồi thầy tình cờ kiểm tra, ông trả lời trôi chảy, thầy đồ thương vừa cho làm vừa cho học. Năm Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27, ông về kinh thành dự thi. Khoa thi ấy, ông đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ và được bổ làm Hàn lâm viện thị chế, sau thăng đến Tế tửu Quốc tử giám. Ông mất lúc còn đương chức, thọ 44 tuổi.

10.  NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH

Anh Hùng Nguyễn Đình Chính sinh quán thôn Bắc Lạng, xã Nguyên Xá, đ­ợc tuyên ­dương tháng 12 năm 1994. Bị địch bắt vào tù, bị tra tấn liệt cả hai chân, anh vẫn không khai báo, trư­ớc lúc hy sinh anh còn viết thư­ nhờ ng­ười chuyển ra ngoài tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.

11. TRƯƠNG ĐĂNG THỦY

Trương Đăng Thủy hay còn gọi là Trương Thủy sinh năm 1897 tại thôn Bá Thôn, xã Hồng Việt, ông sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê hương đồng chí là nơi có phong trào cách mạng sớm và phát triển mạnh, đồng chí đã sớm giác ngộ và đi theo con đường cách mạng. Trong suốt hơn 20 năm tham gia hoạt động cách mạng, mặc dù bị bọn thực dân phong kiến theo dõi gắt gao nhưng đồng chí Trương Thủy vẫn kiên trì hoạt động kịp thời đưa những kế sách lãnh đạo phong trào cách mạng; Đồng chí đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng, dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân, tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân trong vùng, đồng chí Trương Thủy tiêu biểu cho lớp người cộng sản có lý tưởng cách mạng, suốt đời phấn đấu hy sinh vì nước, vì dân.

12. NGUYỄN VĂN NĂNG

Đồng chí Nguyễn Văn Năng sinh ngày 29 tháng 12 năm 1902 và mất ngày 26 tháng 10 năm 1964 tại làng Thượng Phú, tổng Thượng Tầm, phủ Thái Ninh (nay là xã Đông Phong).

  Từ năm 1923-1946 đồng chí Nguyễn Văn Năng cùng một số đồng chí thường xuyên tham gia các tổ chức hoạt động cách mạng; thành lập “Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại thị xã Thái Bình, chi bộ gồm 11 người do đồng chí Nguyễn Văn Năng làm bí thư”; thành lập trường tư thục Minh Thành và ông được bầu làm Hiệu trưởng. Trường Minh Thành không chỉ là nơi học tập văn hóa của học sinh, tầng lớp lao động mà còn là một địa điểm hoạt động đấu tranh công khai của ta đánh thẳng vào kẻ thù. Từ năm 1946-1964, ông được phân công nhiều chức vụ công tác “Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó chủ tịch UBHCKC tỉnh Thái Bình, Hội trưởng Hội văn hóa Thái Bình, Giám đốc sở lao động liên khu 3, Thanh tra Bộ lao động, Vụ trưởng Vụ bảo hộ lao động”.

13. LƯƠNG DUYÊN HỒI.

Đồng chí L­ương Duyên Hồi Sinh năm 1903 vào Đảng năm 1929. Quê quán Thôn Tứ, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Từ năm 1926 đến năm 1930 đồng chí L­ương Duyên Hồi tham gia thành lập và giảng dạy tại trường tư­ thục Minh Thành Thái Bình; Hội viên chi bộ Hội thanh niên cách mạng Thái Bình, được phân công xây dựng cơ sở ở khu vực Thần Khê tuyên truyền giác ngộ các thanh niên ưu tú vào tổ chức hội; là tỉnh ủy viên Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Thái Bình, là bí th­ư chi bộ Phú Khê. Sau đó đồng chí xung phong ra vùng mỏ Cẩm Phả - Hòn Gai lao động để vận động công nhân trong phong trào “Vô sản hóa”. Ngày 01/5/1930 đồng chí lãnh đạo liên chi bộ Thần Duyên tổ chức cuộc biểu tình đ­a nông dân lên tỉnh lỵ đấu tranh.

14. CHU HINH.

Bảng nhãn Chu Hinh quê gốc làng Đan Nhiễm, huyện Tế Giang (nay là huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Vào buổi đầu nhà Trần, họ Chu đã có công hưng nghiệp, được ban quốc tính nên còn gọi là Trần Chu Hinh, gia đình Trần Chu Hinh từ đời cha đã về ở đất Nam Quán (nay thuộc xã Đông Các, huyện Đông Hưng). Khoa Bính Thân, Nguyên Phong năm thứ 6 (1256), đời vua Trần Thái Tông, ông thi đỗ Bảng nhãn. Sau thi đỗ, ông được chuyên bổ làm Chuyển vận sứ lộ Long Hưng

15. HOÀNG KỲ.

Tiến sỹ Hoàng kỳ quê làng Phong Lôi, huyện Thanh Lan, phủ Tân Hưng nay là thôn Phong Lôi xã Đông Hợp, ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Khoa Quý Mùi, M¹c Diªn Thµnh thø 6 (1553), ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, làm quan trải hai triều Mạc- Lê Trung Hưng. Từ tham chính sứ ông được thăng đến Tự Khanh. Năm 1613 ông được cử làm phó sứ sang sứ nhà Minh. Cuối đời ông về trí sĩ tại quê nhà, sau lại lập trại ấp mới ở làng Nguyễn. Khi ông mất được truy phong Vĩnh lộc đại phu.

16. PHẠM CÔNG THẾ.

Tiến sỹ Phạm Công Thế gốc họ Nguyễn, quê xã Phúc Khê, huyện Thanh Lan, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy). Ông được ông ngoại là Tiến sĩ Phạm Công Huân dạy dỗ và nuôi cho ăn học. Khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727), ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, năm ấy ông mới 25 tuổi. Sau khi thi đỗ, ông được bổ giữ chức Đông các hiệu thư ở viện Hàn lâm.

17. NGUYỄN THỊ TẦN

Bảo mẫu Nguyễn Thị Tần sinh ngày 13/01/1725 trong một gia đình quyền quý, từ nhỏ bà đã có tiếng nết na, hiền thục, đ­ợc dân làng quý mến. Bà đ­ược vua Lê Hiển Tông tuyển vào cung dạy các phi tần trông nom hoàng tử Lê Duy Vĩ. Trong thời gian Thái tử bị giam, chỉ có bà với chức phận Nhũ mẫu với đ­ược vào thăm nom. Thấy nạn cơm ngục không thể nuốt trôi, bà liền đem kinh nghiệm làm bánh chè Lam ở quê nhà kết hợp với những gia vị nơi cung vua chế biến ra một loại bánh gọi là bánh cáy dâng lên Thái tử. Năm Cảnh H­ưng thứ 43 (1782), vua Hiển Tông phong cho bà là “Quận Phu nhân”. Lê Chiêu Thống- con Lê Duy Vĩ lên ngôi, nhớ công ơn bà đã phong cho bà là “Kiệt tiết công thần Bảo mẫu đại v­ơng”. Đến các Triều Nguyễn sau này bà được phong tặng “Lê triều kiệt tiết công thần”.